Ý tưởng kinh doanh thông minh là khoá học đầu tiên mình tham gia trong Chuỗi chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0. Mình sẽ chia sẻ cùng các bạn những điều hay và thực tiễn rút ra được nhé!
Tư duy kinh doanh của người mới khởi nghiệp
Đầu tiên, khi bước chân vào gầy dựng một sự nghiệp kinh doanh, điều quan trọng trước nhất cần hình thành đúng đắn ngay từ đầu chính là tư duy kinh doanh, tư duy ấy được hình thành dựa trên ba tiêu chí sau:
1.1 Sự học hỏi không ngừng:
Sự sáng tạo, sự học hỏi rất quan trọng trong bất cứ phần nào của công việc, điều này sẽ giúp
Học về thị trường: chú ý quan sát những biến đổi liên tục của thị trường, ví dụ như:
Năm 2000, 80% mua hàng theo hình thức truyền thống, 20% mua hàng online. 2019 ngược lại. Có nhiều mix giữa 2 hình thức, xem offline và mua online/ hoặc ngược lại. Nên người bán cần học hỏi từ thị trường để tìm hình thức bán hàng tốt nhất cho business của mình.
Các ứng dụng bạn có thể tham khảo dùng trong quá trình thu thập thông tin như: Customer Relationship Management (CRM) hoặc Google sheet để ghi lại lịch sử của khách hàng mua hàng
1.2 Tin vào chính mình:
a. Hiểu rõ những khả năng của bạn: Sự tự tin giúp bạn làm việc nhiều hơn, làm việc năng suất hơn.
b. Chinh phục người đồng hành: Những ý tưởng của mình, có mình hiểu trước; khi mình tin tưởng bản thân
c. Bán hàng bằng cả trái tim: bán hàng có tâm thể hiện ra cách bán rất rõ ràng, mang đến nhiều giá trị cho người mua. Ví dụ bạn bán hàng ăn, thì bạn phải dám cho người nhà ăn thì như vậy mới tốt.
1.3 Hướng tới cộng đồng:
a. Đây là đạo đức kinh doanh: kinh doanh cần có đạo đức, không làm những điều gây hại hoặc trái với lương tâm. Ví dụ tôm bơm hoá chất, mực tẩy bằng oxi già… cho dù giấu kín thế nào cũng bị cộng đồng phát hiện ra. Hoặc có dịp
b. Là gốc rễ của phát triển bền vững:
c. Là thành công của thương hiệu
Cách hình thành ý tưởng kinh doanh:
Những câu hỏi thường gặp:
Kinh doanh gì? Cần nhiêu vốn? Lấy vốn ở đâu? Địa điểm ở đâu?…
a. Tham khảo từ cửa hàng kinh doanh thành công: chú ý các trào lưu đang rộ lên, bạn xem thứ nơi mình sống đã có chưa, sau đó cân nhắc những điểm ưu – khuyết – lợi thế của bản thân có phù hợp không, bạn ứng dụng trên quy mô nhỏ trước.
ví dụ mùa hè, bán chè dưỡng nhan > xem thói quen ăn uống của những người nơi mình sống; lấy những mô hình đã bán thành công để mở thử trên quy mô nhỏ, bán trên page của mình
b. Bán sản phẩm nhiều người cần: để biết thì cần khảo sát, xem xung quanh đã có dịch vụ, hàng hoá đó chưa.
ví dụ tiệm gội đầu thảo dược, tiệm giặt ủi: mua 2 máy giặt, quan sát hành vi của người dân khu vực đó
Khảo sát trực tiếp
Đặt mình vào vị trí người mua
c. Kinh doanh cộng sinh: chọn các sản phẩm bổ trợ cho nhau
ví dụ quán cafe trứng Giảng rất đông, mình có thể mở quán bánh mì bên cạnh
Gần các phòng công chứng thì mở tiệm photocopy
Một số ý tưởng ít vốn nhiều lời: hướng đến nhóm Phụ nữ khởi nghiệp truyền thống, không rành về công nghệ:
- Kinh doanh đồ handmade
- Bán cafe cóc/ cafe dạo
- Bán bong bóng
- Bán bắp rang bơ/ xúc xích
- Bánh mì/ bánh hotdog nhà làm
- Bán hàng tạp hoá
Cách chọn ý tưởng kinh doanh buôn bán:
Bạn giỏi nhất trong lĩnh vực gì và bạn có thể làm được gì?
Người dân trong khu phố của họ cần gì?
Ở gần đó có ai bán gì chưa?
Bạn có thể làm gì tốt hơn bạn cùng ngành?
Chú trọng đầu tư vào chất lương sản phẩm
Đánh giá năng lượng bản thân
SWOT: Phân tích điểm mạnh – yếu của bản thân, thuận lợi – thách thức từ thị trường
Việc đánh giá nên thực hiện định kì mỗi năm hoặc nửa năm, mọi điều trong dòng phát triển thay đổi liên tục nên chúng ta cũng nên thường review. Bạn hãy dùng một tờ giấy, viết xuống tất cả nhưng điểm trong 4 ô này.
- Điểm mạnh là những điểm bạn làm tốt nhất, thoải mái nhất, vui nhất khi làm điều đó. Đó là công việc mà bạn làm quên ngày tháng, có thể thức khuya dậy sớm để làm công việc đó. Vì khi bạn làm việc mình thích thì sẽ tiết ra hoocmon Hạnh phúc nên bạn có năng lượng để làm.
- Điểm yếu: còn tồn đọng, không thể thoải mái khi làm, còn nhiều lo âu. Quan trọng là phải trực thực, công tâm, tự công nhận chính mình, cả điểm yếu lẫn điểm mạnh.
Ví dụ: Một người phân tích SWOT của một người muốn bán hàng online
Bước 1: Lấy điểm mạnh + cơ hội:
thay vì ngồi lăn tăn là mình có thể bán được không?! thì hãy bắt tay vào làm rồi cải thiện từng bước, nhưng không phải làm đại, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị chi tiết, một khi chính thức làm thì hãy tự tin vào bản thân.
Bước 2: phải học, tìm người giỏi trong nghề, đến những hội chợ có mặt hàng mình muốn bán để học những điểm người ta đã làm được, để mình học.
Bài học rút ra:
“Hãy tin tưởng bản thân mạnh mẽ tới mức cả thế giới không thể không tin vào BẠN” – Marianne Williamson.
Trích từ sách Nhà giả kim: “Khi bạn thật sự khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực lại để gởi tín hiệu về điều đó cho bạn.”
Be Gentle,
Love.